Địa chỉ: 68 ĐH13, Ấp Ông Non, Xã Tân Trung, TP Gò Công , Tiền Giang
Email: tuthonamlapgocong@gmail.com
TÌM KIẾM
Hotline tư vấn: 0909 505 481
Đồ gỗ Gò Công là sự kết hợp giữa nghệ thuật chế tác và chất liệu gỗ tự nhiên bền bỉ. Tại Tủ Thờ Gò Công Năm Lập, bạn sẽ tìm thấy những sản phẩm tốt nhất phù hợp với không gian thờ cúng.
Tủ thờ Tiền Giang là một trong những biểu tượng của văn hóa truyền thống miền Tây, được biết đến với sự tinh xảo và chất lượng vượt trội.
Tủ thờ gò công là một trong những sản phẩm nội thất mang đậm giá trị văn hóa và nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam. Với thiết kế tinh xảo, tủ thờ không chỉ là nơi để thờ cúng mà còn thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về tủ thờ gò công, từ nguồn gốc, ý nghĩa đến cách thực hiện và bảo quản.
Một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Gò Công là nghề làm tủ thờ. Làng nghề tủ thờ Gò Công nằm trên địa bàn ấp Ông Non và ấp Sơn Quy B, xã Tân Trung, thị xã Gò Công. Làng nghề này có tuổi đời hơn 100 năm, chuyên sản xuất các loại tủ thờ, bàn ghế, đồ gỗ gia dụng bằng gỗ quý. Tủ thờ Gò Công được chạm khắc tinh xảo, cẩn ốc xà cừ cầu kỳ, thể hiện những hình vẽ trang trí mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Những chiếc tủ thờ này không chỉ là vật dụng thờ cúng linh thiêng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ cao.
Tiếp chúng tôi không phải ở những cửa hàng kinh doanh bàn ghế, tủ thờ mang tên Năm Lập ở dọc ấp Ông Non, xã Tân Trung (Thị xã Gò Công) hoành tráng, sang trọng mà ông dẫn chúng tôi về ngôi nhà có nét cổ kính, cũ kỹ. Ông lý giải, ngôi nhà này đã gắn bó với vợ chồng ông đã gần 50 năm, kể từ khi ông lập gia đình, ra riêng và gầy dựng sự nghiệp. Và có lẽ nơi đây đã chứa đựng nhiều ký ức của cả đời lập thân, lập nghiệp.
Nghề đóng tủ thờ Gò Công được ông cố của khai sinh trên vùng đất này cách đây hơn 110 năm.Suốt hai tháng ròng đóng tủ, ông Ba Đức và người con trai thứ bảy Ngô Tấn Lộc không dám rời khỏi xưởng, lúc nào cũng đứng canh thợ làm để chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ.Chiếc tủ thờ này được ông Ba Đức đóng theo đơn đặt hàng của một nữ trí thức ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Ông kể hôm khách xuống Gò Công xem hàng trưng bày rồi phác thảo ý tưởng chiếc tủ không đụng hàng với bất cứ ai, cha con ông toát mồ hôi hột, nửa muốn nhận nửa muốn từ chối. Vì lòng tự ái nghề nghiệp, ông quyết định ký hợp đồng và chấp nhận đánh cược với danh tiếng của mình suốt hơn 50 năm qua. Ông giải thích: “Hai năm trước tui đóng được cái tủ thờ 550 triệu đồng với 21 trụ là hú hồn hú vía rồi. Còn cái tủ 750 triệu đồng này tui vừa làm vừa hồi hộp, vì nếu khách không chịu lấy thì có nước đổ nợ dù họ đã đặt cọc 30%”.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, khó khăn, tủ thờ Gò Công ngày nay dần trở nên nổi tiếng, hình thành một nét văn hóa đặc trưng chỉ có riêng ở mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Qua bàn tay khéo léo, điêu luyện của các nghệ nhân, những tấm gỗ vốn vô tri vô giác phút chốc biến thành một sản phẩm đời sống có giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.